Cách trả lời một câu hỏi
"Trả lời câu hỏi" một điều hiển nhiên như hít thở. Mà còn phải KIỂU với CÁCH nhỉ ?
Cùng đọc câu chuyện dưới đây.
1. Đức Phật trả lời câu hỏi “Thần linh tồn tại không”?
Một hôm khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi tĩnh lặng trong vườn.
Có ông lão bước đến hỏi “Thưa Đức Phật, xin hãy nói cho tôi biết, thần linh có thực sự tồn tại không ?”.
Nhìn ông lão, biết ông là người vô cùng sùng kính thần Rama. Câu trả lời ông nhận được “Không, trên đời này làm gì có thần linh.”
Và rồi câu trả lời này đã lan khắp thành phố. Mọi người vui mừng vì, không cần phải lo lắng về địa ngục, thiên đường hay một đấng tối cao nào đó, luôn dòm ngó, phán xét hành động của họ nữa.
Rồi một hôm nọ, có ông lão khác (người thứ 2), cả đời ông theo thuyết vô thần, nhưng đến cuối đời ông thấy chút hoài nghi về niềm tin. Nên đã gặp Đức Phật hỏi rằng “Thưa Đức Phật, hãy cho tôi biết thần linh có tồn tại không ?”
Câu trả lời của Đức Phật, “Có, thần linh có tồn tại.”
Các môn đồ của Đức Phật, tỏ vẻ ngờ vực, thắc mắc. Cùng đồng loạt hỏi lại Đức Phật lần nữa, nhưng Người chỉ im lặng.
Cùng một câu hỏi, sao Đức Phật có 2 câu trả lời khác nhau?
2. Vì sao Đức Phật trả lời như vậy ?
Không đơn thuần trả lời câu hỏi CỦA hai ông lão. Người đã:
Đặt mình vào vị trí người hỏi.
Nhìn nhận mục đích câu hỏi.
Xem tâm thức, động cơ người hỏi.
Từ đó, Người đã gieo một thái độ sống mới CHO ông lão và nhiều người khác nữa.Giúp hai ông lão, phần nào nhìn lại niềm tin cực đoạn của chính mình.
Ghi nhớ:
Trả lời câu hỏi CỦA ai đó
hay là
Trả lời câu hỏi CHO ai đó
3. Chiêm nghiệm bản thân
Sau vài năm đi làm, từng bước qua nhiều dự án, ở những vai trò khác nhau.
Thì việc giao tiếp, đặc biệt ĐẶT CÂU HỎI và TRẢ LỜI CÂU HỎI là vô cùng quan trọng.
Ví dụ: Bạn là người mới vào dự án, bạn hỏi lead về công việc.
Bạn: “Dạ phần của em sẽ nhận input từ đâu, output đến đâu ạ?”
Lead: “Team A sẽ gửi document cho em. Làm XONG em nhắn team B triển khai tiếp nhé.”
Phân tích: Ở vị trí là người mới, với câu trả lời trên của Lead.
Có thể bạn chưa nắm hết khái niệm “XONG” là gồm những đầu mục nào.
Dẫn tới team B (người nhận kết quả từ bạn), phải cùng bạn rework lại mớ thứ. 😂
———
Lạc quan lên, mình tin rằng:
Nhận thức ta dần sâu sắc hơn, qua từng giai đoạn phát triển.
Sẽ nhanh hơn nếu, bạn biết tới và thực sự luyện tập kỹ năng “Trả lời câu hỏi”. 😎
4. Áp dụng
Mình cũng đang luyện tập kỹ năng này.
Vài gạch đầu dòng, từ trải nghiệm bản thân nhé:
Dũng cảm nói, mình chưa hiểu, chưa rõ CÂU HỎI. (Vượt qua tâm lý ngại, vì sợ bị đánh giá thấp, chậm hiểu).
Chậm lại một nhịp, XÁC NHẬN lại cách mình hiểu câu hỏi. Ví dụ: Em đang hiểu là A, B, C… đúng không ạ?
Đặt mình vào vị trí người hỏi. Người đó có vai trò gì? Họ đứng từ view Business hay Engineer ? Mục đích, động cơ họ là gì? (Thực sự quan tâm vấn đề, hay chỉ nhiều chuyện,…)
Có vậy thôi, thử áp dụng ngay bạn ơi.
Còn một câu hỏi mở: Đố bạn biết, vì sao Đức Phật im lặng trước câu của các môn đồ, trong câu chuyện trên ?
Comment kết quả và góc nhìn của bạn về cách trả lời một câu hỏi nhé.
Bài viết đầu tiên trên substack, còn nhiều bỡ ngỡ quá. 😄
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni.
#wotn #vietdeuvahay